TÌNH HÌNH TÉ NGÃ NGOẠI VIỆN TRONG 12 THÁNG TRƯỚC NHẬP VIỆN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA LÃO – CHĂM SÓC GIẢM NHẸ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Các tác giả

  • Hà Trịnh Thị Bích Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
  • Hậu Đoàn Văn Trung tâm Y tế Thành phố Mỹ Tho
  • Băng Nguyễn Ngọc Hoàn Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
  • Trí Nguyễn Văn Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.64

Từ khóa:

té ngã, người cao tuổi, ngoại viện

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình té ngã ngoại viện ở người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Lão-Chăm Sóc Giảm Nhẹ bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang, mô tả, tiến hành trên 250 người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Lão-Chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ 12/2020 đến 06/2021. Chúng tôi thu thập các đặc điểm về dân số, hồi cứu tiền sử té ngã ngoại viện và các yếu tố liên quan trong 12 tháng trước nhập viện.

Kết quả: Tỉ lệ té ngã của bệnh nhân trong vòng 12 tháng trước nhập viện là 21,6% trong đó tỉ lệ nhập viện vì té ngã chiếm 16,8% và hậu quả của té ngã trên nhóm bệnh nhân này chiếm tỉ lệ cao nhất là gãy xương chi dưới với 45,2%, thấp nhất là gãy xương chi trên chiếm 4,8%. Yếu tố liên quan làm giảm tỉ lệ té ngã bao gồm sử dụng dụng cụ hỗ trợ di chuyển (OR = 0,40; 95%CI: 0,20 – 0,80, p = 0,041) và được tư vấn y tế về phòng ngừa té ngã (OR = 0,18; 95%CI: 0,16 – 0,20, p = 0,046), trong khi đó đái tháo đường típ 2 (OR = 2,17; 95%CI: 1,49 – 9,61, p = 0,044) và sử dụng thuốc NSAID (OR = 1,93; 95%CI: 1,54 – 2,40, p = 0,047) làm tăng tỉ lệ té ngã.

Kết luận: Tỉ lệ té ngã ngoại viện trên bệnh nhân cao tuổi khá cao. Do đó cần chú ý phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi được tốt hơn, hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh. Qua đó nghiên cứu mang lại giá trị ý nghĩa cho hệ thống y tế.

Tài liệu tham khảo

Moraes S.A., Soares W.J., Lustosa L.P., et al (2017). Characteristics of falls in elderly persons residing in the community: a population-based study. Revista Brasileira de Geriatria e Gerontologia. 20, 691-701.

Susilowati I.H., Nugraha S., Sabarinah S., et al (2020). Prevalence and risk factors associated with falls among community-dwelling and institutionalized older adults in Indonesia. Malays Fam Physician. 15(1), 30-38.

Fong K.N., Siu A.M., Yeung K.A., et al (2011). Falls among the community-living elderly people in Hong Kong: a retrospective study. Hong Kong Journal of Occupational Therapy. 21(1), 33-40.

Vu H.M., Nguyen L.H., Nguyen H.L.T., et al (2020). Individual and environmental factors associated with recurrent falls in elderly patients hospitalized after falls. International journal of environmental research and public health. 17(7), 244.

Bộ Y Tế(2018). Báo cáo chung tổng quan ngành y tếnăm 2016 hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 66-90.

WHO (2018). Falls fact sheet. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/falls.

World Health Organization, World Health Organization. Ageing, & Life Course Unit. (2008). WHO global report on falls prevention in older age. World Health Organization.

Tải xuống

Số lượt xem: 145
Tải xuống: 157

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Trịnh Thị Bích, H., Đoàn Văn , H., Nguyễn Ngọc Hoàn , B., & Nguyễn Văn , T. (2023). TÌNH HÌNH TÉ NGÃ NGOẠI VIỆN TRONG 12 THÁNG TRƯỚC NHẬP VIỆN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA LÃO – CHĂM SÓC GIẢM NHẸ BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (33), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.64

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC