ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY KÍN LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI BẰNG ĐINH GAMMA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Tiến Mỵ Duy Bệnh viện Quân y 175
  • Hoàn Ngô Quốc Bệnh viện Quân y 175
  • Tuấn Trịnh Anh Bệnh viện Quân y 175
  • Dũng Lê Tuấn Bệnh viện Quân y 175
  • Khanh Trần Quang Bệnh viện Quân y 175
  • Hoàng Nguyễn Đình Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.69

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng đinh gamma tại BVQY 175 và nhận xét về chỉ định, kỹ thuật và ưu nhược điểm của phương pháp.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 66 BN gãy LMC xương đùi bằng đinh Gamma từ tháng 09/2020 đến tháng 12/2021 tại BVQY 175. Nghiên cứu tiến cứu, có can thiệp, theo dõi dọc, không nhóm chứng.

Kết quả: Tuổi trung bình 74,9 ± 15, với thời gian theo dõi trung bình 12 ± 6 tháng. Kết quả gần sau mổ: 100% liền vết mổ kỳ đầu, góc cổ thân xương đùi phục hồi 1250 ÷ 1300 đạt 100%. Kết quả xa đánh giá trên 54 BN: 42 BN (77,8 %) đạt rất tốt; 10 BN (18,5 %) đạt tốt; 02 BN (3,7 %) đạt kém. Không có BN nào bị hạn chế biên độ vận động khớp gối.

Kết luận: Đinh gamma có thể sử dụng cho tất cả các hình thái gãy vùng LMC xương đùi. Phương pháp có hiệu quả cao trong gãy không vững với ổ gãy loại A2, A3. Chỉ định cho cả những bệnh nhân cao tuổi, thể trạng kém, có bệnh mạn tính kết hợp, thuận lợi cho quá trình săn sóc sau mổ và vững chắc để cho phép tập vận động sớm, tránh được các biến chứng do nằm lâu.

Tài liệu tham khảo

Đặng Hoàng Anh, Nguyễn Đăng Long (2013), “Kết quả điều trị gãy dưới mấu chuyển xương đùi bằng kết hợp xương đinh gamma tại Bệnh viện 103”. Tạp chí Y-Dược học Quân sự, số 5; tr. 140- 147.

Nguyễn Đăng Long, Trần Đình Chiến, Phạm Đăng Ninh (2010). “Kết quả bước đầu điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng đinh nội tủy gamma”. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 10-số 2/2010, tr. 344-347.

Hà Phan Thắng, Trần Anh Tuấn (2014), “Đánh giá kết quả điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng phẫu thuật kết xương nẹp DHS tại Bệnh viện 354”. Tạp chí Y học Quân sự, số 295 (1- 2/2014), tr. 35-38.

Nguyễn Trung Sinh (1999), “Kết quả phục hồi chức năng sau gẫy xương đùi ở người già”. Tạp chí Ngoại khoa. Tập 10, tr. 118 - 121.

Lê Văn Tuấn (2007), “Điều trị gãy vùng mấu chuyển xương đùi bằng đinh gamma”. Báo cáo Hội nghị khoa học, Hội Chấn thương Chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh năm 2007.

Anil M. (2012), “The use of an Intramadullary Nail vs. Dynamic Hip Screw in the Treatment os Intertrochanteric Fracture, a case cohort study”. Kerala Journal of Orthopaedics. Vol 25, pp. 6-13.

Bojan A., Beiml C., Taglang G. et al. (2013). “Critical factors in cut-out complication after gamma nail treatment of proximal femoral fractures”. BMC Musculoskeletal Disorders, 14:1. http://www. Biomedcentral.com/1471- 2474/14/1.

Bonnevialle P., Saragaglia D., Ehlinger M. et al. (2011), “Trochanteric loking nail versus arthoplasty in unstable intertrochanteric fracture in patients aged over 75 years”. Orthopaedics & Traumatology: Surgery & Reseach 97S, S95-S100.

Giessauf C. et al. (2012), “Quality of life After Pertrochanteric Femoral Fractures treated with a Gamma nail A Single Center Study of 62 Patients”. BMC Musculoskelet Disord; pp. 13(214).

Huang X. et al (2013), “Proximal Femoral Nail versus Dynamic Hip Screw Fixation for Trochanteric Fractures: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials”, The Scientific World Journal, Vol. 2013, Article ID 805805.

Tải xuống

Số lượt xem: 331
Tải xuống: 103

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Mỵ Duy , T., Ngô Quốc , H., Trịnh Anh , T., Lê Tuấn, D., Trần Quang , K., & Nguyễn Đình , H. (2023). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY KÍN LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI BẰNG ĐINH GAMMA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (33), 8. https://doi.org/10.59354/ydth175.2023.69

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC