RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐẾN PHÒNG KHÁM TÂM THẦN KINH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Các tác giả

  • Hương Đào Thị Thu Đại học Y Dược TP.HCM
  • Minh Trần Nguyễn Khánh Đại học Y Dược TP.HCM
  • Trang Nguyễn Đào Uyên Đại học Y Dược TP.HCM
  • Trúc Thái Thanh Đại học Y Dược TP.HCM
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.85

Từ khóa:

rối loạn lưỡng cực, MDQ, rối loạn hưng trầm cảm, rối loạn khí sắc

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn lưỡng cực (RLLC) là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu về RLLC tại Việt Nam và cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh còn hạn chế.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ của RLLC trong rối loạn khí sắc (bao gồm RLLC I, II và RLTCCY) và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến phòng khám ngoại trú Tâm thần kinh của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 152 bệnh nhân rối loạn khí sắc từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021. Bệnh nhân tham gia trả lời các câu hỏi và tự đánh giá các triệu chứng thông qua bộ câu hỏi rối loạn khí sắc.

Kết quả: Có 152 người bệnh tham gia nghiên cứu, với 110 nữ và 42 nam, độ tuổi từ 18 đến 68 tuổi. Trong đó tỉ lệ của người bị RLLC là 36,8%. Tỉ số giới tính trong nhóm RLLC xấp xỉ 1:1. Thời gian trung vị để một bệnh nhân RLLC từ lúc khởi phát triệu chứng cho đến khi nhận được chẩn đoán RLLC là 27 tháng (khoảng tứ vị 12-72 tháng). Trong khi nhiều triệu chứng là khác nhau thì tần suất xuất hiện triệu chứng “ngủ ít hơn thường ngày và không để ý đến nó” và “suy nghĩ xuất hiện liên tục và không thể làm chậm lại” ở hai nhóm RLLC và RLTCCY là như nhau (p=0,428 và p=0,460)

Kết luận: Rối loạn lưỡng cực là bệnh lý tâm thần phổ biến, nhưng được chẩn đoán chậm trễ. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về RLLC để tìm ra công cụ, giải pháp để RLLC sớm được phát hiện.

Tài liệu tham khảo

A.A.P. Association (2013) Bipolar and Related Disorders. IN: 5th (Ed.) Diagnostic and statistical manual of mental disorders, 5thed 5th ed., Washington, DC, p.123-154.

A. Shabani, M. Mirzaei Khoshalani, S. Mahdavi, M. Ahmadzad-Asl (2019) “Screening bipolar disorders in a general hospital: Psychometric findings for the Persian version of mood disorder questionnaire and bipolar spectrum diagnostic scale”. Med J Islam Repub Iran, 33, 48.

L. Steardo, Jr., M. Luciano, G. Sampogna, F. Zinno, P. Saviano, F. Staltari, et al. (2020) “Efficacy of the interpersonal and social rhythm therapy (IPSRT) in patients with bipolar disorder: results from a real-world, controlled trial”. Ann Gen Psychiatry, 19, 15.

B.J. Sadock, V.A. Sadock, P. Ruiz (2015) Mood Disorder. Kaplan & Sadock’ Synopsis of Psychiatr 11th. Wolters Kluwer, p347-386.

Y. Feng, Y.T. Xiang, W. Huang, G. Wang, L. Feng, T.F. Tian, et al. (2016) “The 33- item Hypomania Checklist (HCL-33): A new self-completed screening instrument for bipolar disorder”. J Affect Disord, 190, 214-220.

A. Sasdelli, L. Lia, C.C. Luciano, C. Nespeca, D. Berardi, M. Menchetti (2013) “Screening for Bipolar Disorder Symptoms in Depressed Primary Care Attenders: Comparison between Mood Disorder Questionnaire and Hypomania Checklist (HCL-32)”. Psychiatry J, 2013, 548349.

A.J. Ferrari, E. Stockings, J.P. Khoo, H.E. Erskine, L. Degenhardt, T. Vos, et al. (2016) “The prevalence and burden of bipolar disorder: findings from the Global Burden of Disease Study 2013”. Bipolar Disord, 18 (5), 440-50.

U. Ouali, L. Jouini, Y. Zgueb, R. Jomli, A. Omrani, F. Nacef, et al. (2020) “The Factor Structure of the Mood Disorder Questionnaire in Tunisian Patients”. Clin Pract Epidemiol Ment Health, 16 (Suppl-1), 82-92.

J. Twiss, S. Jones, I. Anderson (2008) “Validation of the Mood Disorder Questionnaire for screening for bipolar disorder in a UK sample”. J Affect Disord, 110 (1-2), 180-4.

N. Gervasoni, B. Weber Rouget, M. Miguez, V. Dubuis, V. Bizzini, M. Gex-Fabry, et al. (2009) “Performance of the Mood Disorder Questionnaire (MDQ) according to bipolar subtype and symptom severity”. Eur Psychiatry, 24 (5), 341-4.

R.M. Hirschfeld, J.B. Williams, R.L. Spitzer, J.R. Calabrese, L. Flynn, P.E. Keck, Jr., et al. (2000) “Development and validation of a screening instrument for bipolar spectrum disorder: the Mood Disorder Questionnaire”. Am J Psychiatry, 157 (11), 1873-5.

P.R. Albert (2015) “Why is depression more prevalent in women?”. J Psychiatry Neurosci, 40 (4), 219-21.

J.D. Lish, S. Dime-Meenan, P.C. Whybrow, R.A. Price, R.M. Hirschfeld (1994) “The National Depressive and Manic-depressive Association (DMDA) survey of bipolar members”. J Affect Disord, 31 (4), 281- 94.

P. Waleeprakhon, P. Ittasakul, M. Lotrakul, P. Wisajun, S. Jullagate, T.A. Ketter (2014) “Development and validation of a screening instrument for bipolar spectrum disorder: The Mood Disorder Questionnaire Thai version”. Neuropsychiatr Dis Treat, 10, 1497-502.

F. Benazzi (2005) “Unipolar depression with racing thoughts: a bipolar spectrum disorder?”. Psychiatry Clin Neurosci, 59 (5), 570-5.

Tải xuống

Số lượt xem: 173
Tải xuống: 57

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Đào Thị Thu, H., Trần Nguyễn Khánh, M., Nguyễn Đào Uyên, T., & Thái Thanh, T. (2023). RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐẾN PHÒNG KHÁM TÂM THẦN KINH, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (28), 12. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.85

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC