TỶ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI NẰM VIỆN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG


Các tác giả

  • Minh Trần Nguyễn Khánh Đại học Y Dược TP.HCM
  • Trúc Thái Thanh Đại học Y Dược TP.HCM
  • Châu Nguyễn Thị Mỹ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Hương Đào Thị Thu Đại học Y Dược TP.HCM
  • Trang Nguyễn Đào Uyên
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.86

Từ khóa:

rối loạn trầm cảm chủ yếu, người cao tuổi, bệnh nhân nội trú

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn trầm cảm chủ yếu là rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở nhóm người cao tuổi, gây ra gánh nặng bệnh tật và làm suy giảm chất lượng cuộc sống ở đối tượng này. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề trầm cảm ở người cao tuổi nằm viện nội trú.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu ở bệnh nhân cao tuổi nằm viện nội trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 65 bệnh nhân tại Khoa Lão và Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi SCID-5-RV nhằm chẩn đoán giai đoạn trầm cảm theo DSM-5.

Kết quả: Tỷ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu ở người cao tuổi nằm viện nội trú là 46,1%. Kết quả chưa cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu ở các nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số bệnh nền hiện mắc. Ở các bệnh nhân có rối loạn trầm cảm chủ yếu thì tỉ lệ các triệu chứng xuất hiện nhiều nhất bao gồm mất ngủ (100%), khí sắc trầm (96,7%).

Kết luận: Người cao tuổi nằm viện nội trú có nguy cơ trầm cảm cao. Vì vậy, cần tầm soát và chẩn đoán chính xác để có hướng xử trí và điều trị phù hợp. Ngoài ra, cần lưu ý các triệu chứng như mất ngủ ở người cao tuổi nằm viện nội trú.

Tài liệu tham khảo

Nations United, Affairs Department of Economic Social, Population Division (2017). World Population Ageing 2017 - Highlights United Nations.

VietNam UNFPA (2019). Kết Quả Tổng Điều Tra Dân Số Và Nhà Ở Năm 2019. https://vietnam.unfpa.org/vi/news/ kết-quả-tổng-điều-tra-dân-số-và-nhà-ở- năm-2019

World Health Organization (2017). Depression and other common mental disorders: global health estimates

World Health Organization (2017). Mental health of older adults. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/mental-health-of-older-adults.

Trần Thị Hoài Vi, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Thanh Nhàn, et al. (2016). Tỷ lệ rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 20 (5): 155-162.

Lê Thị Quý Như, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên (2017). Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 21 (1): 244-251.

Lục Sơn Hải, Kim Xuân Loan (2020). Rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước năm 2019. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 24 (1): 55-63.

Nguyễn Kim Việt (2008). Đặc điểm các biểu hiện loạn thần trong rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi. Tạp chí Y học lâm sàng: 27-31.

Kok R.M., Heeren T.J., Hooijer C., et al. (1995). The prevalence of depression in elderly medical inpatients. Journal of affective disorders, 33 (2): 77-82.

C. Pocklington (2017). Depression in older adults. British Journal of Medical Practitioners, 10 (1): a1007.

Weyerer S., Eifflaender-Gorfer S., Köhler L., et al. (2008). Prevalence and risk factors for depression in non-demented primary care attenders aged 75 years and older. J Affect Disord, 111 (2-3): 153-63.

Kennedy G. J., Kelman H. R., Thomas C., et al. (1989). Hierarchy of characteristics associated with depressive symptoms in an urban elderly sample. Am J Psychiatry, 146 (2): 220-5.

Hebdon Megan (2019). Physiologic Changes That Occur in Geriatric Patients. Pharmacological Considerations in Gerontology: A Patient-Centered Guide for Advanced Practice Registered Nurses and Related Health Professions, pp 3-10. Springer Publishing Company. New York.

Baldwin Robert C. (2014). Chapter 3: Clinical features. Depression in later life, pp 11-20. OUP Oxford.

Hegeman J.M., De Waal M.W.M., Comijs H.C., et al. (2015). Depression in later life: a more somatic presentation? Journal of affective disorders, 170: 196-202.

Tải xuống

Số lượt xem: 215
Tải xuống: 115

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Trần Nguyễn Khánh, M., Thái Thanh, T., Nguyễn Thị Mỹ, C., Đào Thị Thu, H., & Nguyễn Đào Uyên, T. (2023). TỶ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI NẰM VIỆN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (28), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.86

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC