ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Ảnh Sang Nguyễn Bệnh viện Quân y 175
  • Văn Bình Nguyễn Bệnh viện Quân y 175
  • Văn Phúc Bùi Bệnh viện Quân y 175
  • Xuân Luyện Nguyễn
  • Xuân Thắng Nguyễn Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.9

Từ khóa:

Hội chứng ống cổ tay, Boston questionnaire

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ở thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay bằng thang điểm Boston questionnaire.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 71 bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay được phẫu thuật cắt dây chằng ngang giải phóng chèn ép thần kinh giữa trong ống cổ tay tại bệnh viện Quân y 175 từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2021.
Đánh giá điểm Boston trước phẫu thuật, 1 tháng, 3 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật.
Kết quả: Điểm Boston đánh giá mức độ nặng các triệu chứng (SSS) trung bình trước phẫu thuật là 3,24 ± 0,55 điểm, không có bệnh nhân ở phân độ bình thường và nhẹ. Điểm đánh giá chức năng bàn tay (FSS) trung bình trước phẫu thuật là 3,01 ± 0,78 điểm, không có bệnh nhân ở phân độ bình thường. Cả hai điểm SSS và FSS giảm dần sau phẫu thuật tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 12 tháng. Sau 3 tháng, 98,59% điểm SSS và 100% điểm FSS về mức độ bình thường hoặc nhẹ. Sau 12 tháng, 91,55% điểm SSS và 95,77% điểm FSS về mức độ bình thường.
Kết luận: Kết quả điều trị của bệnh nhân hội chứng ống cổ tay theo thang điểm Boston questionnaire có cải thiện sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay, sự cải thiện có ý nghĩa thống kê.

Tài liệu tham khảo

Đặng Hoàng Giang (2014), Kết quả điều trị phẫu thuật hội chứng ống cổ tay, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.

Lê Thị Liễu (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Phan Hồng Minh (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện sinh lý thần kinh và điều trị hội chứng ống cổ tay vô căn ở người trưởng thành, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Nguyễn Ảnh Sang (2020), Đánh giá cải thiện giấc ngủ sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Falkiner S. (2002), “When exactly can carpal tunnel syndrome be considered work-related”, ANZ J Surg., vol. 72 (3), pp. 204–209.

Penãs C.F. (2015), “Manual physical therapy versus surgery for carpal tunnel syndrome: A randomized parallelgroup trial”, The Journal of Pain, vol.16 (11), pp. 1087-1094.

Sassi S.A. (2016), “Gender differences in carpal tunnel relative crosssectional area: A possible causative factor in idiopathic carpal tunnel syndrome”, Journal of Hand Surgery (European Volume), vol. 41 (6), pp. 638-642.

Tan J.S.W. (2012), “Outcomes of open carpal tunnel releases and its predictors. A prospective study”, Hand Surgery, vol. 17, pp. 341-345.

Trumble T.E. (2002), “Singleportal endoscopic carpal tunnel release compared with open release : A prospective, randomized trial”, J Bone Joint Surg Am, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 29 vol. 84 (7), pp. 1107-15.

Nguyễn Thị Thu Vân, Đỗ Công Tâm, Phạm Thị Huỳnh Giao, et al. (2013), "Tình hình kiểm soát đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trị tại phòng khám bệnh cấp cứu Trưng Vương ", Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17 (Phụ bản số 4).

Bùi Thị Nghi Quỳnh (2020), "Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tuân thủ tốt về chế độ ăn và các yếu tố liên quan tại bệnh viện nhân dân Gia Định", Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Consultation W. e. (2008), "Waist curcumference and waist-hip ratio", World Health Organiation.

Huang T., Qi Q., Zheng Y., et al. (2015), "Genetic predisposition to central obesity and risk of type 2 diabetes: two independent cohort studies", Diabetes Care, 38 (7), pp. 1306-1311.

Nguyễn Thị Mỹ Châu (2017), "Tỷ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh", Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Xuân Ái, Trương Thụy Kiều Oanh, Nguyễn Văn Tập (2016), "Tuân thủ điều trị đái tháo đường của người bệnh tại khoa Nội tim

mạch - Nội tiết bệnh viện Bình Thạnh ", Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, Số 5 (Phụ bản số 20), pp. 514-521.

Trần Thị Xuân Hòa, Trần Thị Nguyệt (2012), "Tìm hiểu sự tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai".

Lê Thị Hương Giang, Hà Văn Như (2013), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 198 năm 2013", Tạp chí y học thực hành, 893 (11), pp. 93-97.

Tải xuống

Số lượt xem: 605
Tải xuống: 115

Đã xuất bản

23-04-2023

Cách trích dẫn

Nguyễn, Ảnh S., Nguyễn, V. B., Bùi, V. P., Nguyễn, X. L., & Nguyễn, X. T. (2023). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (29), 12. https://doi.org/10.59354/ydth175.2022.9

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC