MỐI LIÊN QUAN CỦA MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG HẰNG NGÀY THEO THANG ĐIỂM KATZ VỚI TỈ LỆ TÁI NHẬP VIỆN TRONG THỜI GIAN NGẮN HẠN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH - BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT


Các tác giả

  • Đăng Huỳnh Kim Khánh Khoa Y/ĐH Quốc Gia TP.HCM
  • Duyên Phạm Vĩnh Hạnh Khoa Y/ĐH Quốc Gia TP.HCM
  • Thái Trần Văn Khoa Y/ĐH Quốc Gia TP.HCM
  • Tiến Nguyễn Nhật Khoa Y/ĐH Quốc Gia TP.HCM
  • Trang Nguyễn Ngọc Hương Khoa Y/ĐH Quốc Gia TP.HCM
  • Dũng Hồ Sĩ ĐH Y Phạm Ngọc Thạch
  • Công Nguyễn Đức ĐH Y Phạm Ngọc Thạch
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.94

Từ khóa:

Hoạt động chức năng hằng ngày (ADL), Thang điểm Katz, tái nhập viện

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá hoạt động chức năng hằng ngày (Activities of daily living - ADL) ở người cao tuổi có bệnh lý tim mạch là một trong những yếu tố quan trọng việc chăm sóc lão khoa toàn diện.

Mục tiêu: Đánh giá hoạt động chức năng hằng ngày theo thang điểm Katz và mối liên quan với tỉ lệ tái nhập viện trong thời gian ngắn hạn (03 tháng).

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả và theo dõi dọc, 202 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch ở bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021 được đánh giá mức độ hoạt động chức năng hàng ngày theo thang điểm Katz và theo dõi tình trạng tái nhập viện trong vòng 3 tháng sau khi xuất viện.

Kết quả: Tỉ lệ phụ thuộc hoàn toàn là 18,8%, phụ thuộc một phần 16,8% và độc lập là 64,4%. Ở nhóm bệnh nhân độc lập, tỉ lệ tái nhập viện là thấp nhất (9,2%), tăng ở nhóm phụ thuộc một phần (11,8%) và cao nhất ở nhóm phụ thuộc hoàn toàn (52,6%), và sự khác biệt có là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Kết luận: Bệnh nhân có mức độ phụ thuộc càng cao, tỉ lệ tái nhập viện của bệnh nhân trong vòng 3 tháng càng cao.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị An, Thân Hà Ngọc Thể (2018), “Khảo sát tỉ lệ suy yếu và mối liên quan giữa suy yếu và kết cục lâm sàng ngắn hạn của người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Bà Rịa,” ed. An, Đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh, 12.

Nguyễn Thy Khuê and Gto, Aya (2014), “Phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản dành cho bác sĩ lâm sàng”, pp. tr.99-103.

Lý Thanh Thủy (2019), “Nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng suy yếu và tái nhập viện ở bệnh nhân cao tuổi”, pp. tr.37-58.

Arik, Gunes and Varan, Hacer Dogan (2015), “Validation of Katz index of independence in activities of daily living in Turkish older adults”, Archives of gerontology and geriatrics. 61(3), pp. pp.344-350.

Clegg, Andrew, et al. (2013), “Frailty in elderly people”, The lancet. 381(9868), pp. pp.752-762.

Pison, Gilles (2019), “The population of the world (2019)”, Population & Sociétés(8), pp. pp.1-8.

Shelkey, Mary and Wallace, Meredith (2012), “Katz index of independence in activities of daily living (ADL)”, International Journal of Older People Nursing. 2(3), pp. pp.204-212.

Sokoreli, Ioanna, et al. (2019), “Added value of frailty and social support in predicting risk of 30-day unplanned re-admission or death for patients with heart failure: An analysis from OPERA-HF”, International journal of cardiology. 278, pp. 167-172.

Yamada, S, et al. (2018), “P3197 Frailty predicts short-term heart failure re-hospitalization independently from other known prognostic indicators in patients with heart failure: a multicenter prospective cohort study”, European Heart Journal. 39(suppl_1), p. ehy563. P3197.

Tải xuống

Số lượt xem: 90
Tải xuống: 34

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Huỳnh Kim Khánh, Đăng, Phạm Vĩnh Hạnh, D., Trần Văn, T., Nguyễn Nhật, T., Nguyễn Ngọc Hương, T., Hồ Sĩ, D., & Nguyễn Đức, C. (2023). MỐI LIÊN QUAN CỦA MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG HẰNG NGÀY THEO THANG ĐIỂM KATZ VỚI TỈ LỆ TÁI NHẬP VIỆN TRONG THỜI GIAN NGẮN HẠN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH - BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (27), 8. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.94

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC