MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOÃNG XƯƠNG VỚI THIẾU CƠ TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT


Các tác giả

  • Huệ Lê Thị Bệnh viện Thống Nhất
  • Chi Hà Thị Kim Bệnh viện Thống Nhất
  • Nam Hoàng Quốc Bệnh viện Thống Nhất
  • Công Nguyễn Đức Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.95

Từ khóa:

thiếu cơ, loãng xương, người cao tuổi

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Loãng xương và thiếu cơ là hai bệnh liên quan với quá trình lão hóa và là hai yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống của người cao tuổi (NCT).

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tỷ lệ loãng xương và mối liên quan giữa loãng xương với thiếu cơ ở NCT tại Bệnh viện Thống Nhất.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được đo mật độ xương bằng DXA tại cổ xương đùi (CXĐ) và cột sống thắt lưng (CSTL). Bệnh nhân được đo sức cơ tay, tốc độ đi bộ 6m, khối lượng cơ được đo bằng điện trở kháng sinh hoc (BIA). Thiếu cơ được đánh giá khi có giảm SMI và giảm tốc độ đi bộ hoặc lực bóp tay.

Kết quả: Đối tượng nghiên cứu gồm có 205 bệnh nhân, tuổi trung bình 73,7 ± 9,17 tuổi, 72,7% nữ và 27,3% nam. Tỷ lệ loãng xương 53,7% tại CXĐ và 40% tại CSTL. Tỷ lệ loãng xương ở nhóm thiếu cơ cao hơn so với nhóm không thiếu cơ với OR= 2,17 tại CSTL và OR=2,54 tại CXĐ (p<0,01). Ở phân nhóm nữ giới tỷ lệ LX ở nhóm thiếu cơ cao hơn nhóm không thiếu cơ với OR=2,28 (p=0,015) tại CXĐ và OR=1,97 (p=0,029) tại CSTL. Ở phân nhóm nam giới tỷ lệ LX ở nhóm thiếu cơ cao hơn nhóm không thiếu cơ với OR=4,66 (p=0,021) tại CXĐ và khác biệt không có ý nghĩa thống kê tại CSTL(p=0,092).

Kết luận: Tỷ lệ loãng xương cao ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú. Tỷ lệ LX tại CXĐ ở nhóm thiếu cơ cao hơn nhóm không thiếu cơ có ý nghĩa thống kê ở toàn bộ đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ LX tại CSTL ở nhóm thiếu cơ cao hơn nhóm không thiếu cơ có ý nghĩa thống kê ở toàn bộ đối tượng nghiên cứu và phân nhóm nữ giới.

Tài liệu tham khảo

Edwards M, Dennison E, Sayer AA, Fielding R, Cooper C. Osteoporosis and sarcopenia in older age. Bone. 2015;80:126-30.

Greco EA, Pietschmann P, Migliaccio S. Osteoporosis and sarcopenia increase frailty syndrome in the elderly. Frontiers in endocrinology. 2019;10:255.

Janssen I, Shepard DS, Katzmarzyk PT, Roubenoff R. The healthcare costs of sarcopenia in the United States. Journal of the American Geriatrics Society. 2004;52(1):80-5.

R. Burge BD-H, D. H. Solomon, J. B. Wong, A. King, and A. Tosteson. Incidence and economic burden of osteoporosis-related fractures in the United States, 2005-2025,. J Bone Miner Res. 2007;22(3):465–75.

Kawao N, Kaji H. Interactions between muscle tissues and bone metabolism. Journal of cellular biochemistry. 2015;116(5):687-95.

Shafiee G, Keshtkar A, Soltani A, Ahadi Z, Larijani B, Heshmat R. Prevalence of sarcopenia in the world: a systematic review and meta-analysis of general population studies. Journal of Diabetes & Metabolic Disorders. 2017;16(1):21.

Hao Q, Hu X, Xie L, Chen J, Jiang J, Dong B, et al. Prevalence of sarcopenia and associated factors in hospitalised older patients: A cross‐sectional study. Australasian journal on ageing. 2018;37(1):62-7.

Ho-Pham LT, Nguyen ND, Lai TQ, Nguyen TV. Contributions of lean mass and fat mass to bone mineral density: a study in postmenopausal women. BMC musculoskeletal disorders. 2010;11(1):59.

Linh TTU. Tỷ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ mãn kinh và nam giới bằng hoặc trên 50 tuổi điều trị tại khoa Lão bệnh viện nhân dân Gia Định. Luận văn thạc sĩ y học- Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. 2011.

Locquet M, Beaudart C, Bruyère O, Kanis J, Delandsheere L, Reginster J-Y. Bone health assessment in older people with or without muscle health impairment. Osteoporosis International. 2018;29(5):1057-67.

Kirk B, Phu S, Brennan-Olsen SL, Hassan EB, Duque G. Associations between osteoporosis, the severity of sarcopenia and fragility fractures in community-dwelling older adults. European Geriatric Medicine. 2020:1-8.

Kim S, Won CW, Kim BS, Choi HR, Moon MY. The association between the low muscle mass and osteoporosis in elderly Korean people. Journal of Korean Medical Science. 2014;29(7):995-1000.

Lima RM, Bezerra LM, Rabelo HT, Silva MA, Silva AJ, Bottaro M, et al. Fat-free mass, strength, and sarcopenia are related to bone mineral density in older women. Journal of Clinical Densitometry. 2009;12(1):35-41.

Tải xuống

Số lượt xem: 124
Tải xuống: 47

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Lê Thị, H., Hà Thị Kim, C., Hoàng Quốc, N., & Nguyễn Đức, C. (2023). MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOÃNG XƯƠNG VỚI THIẾU CƠ TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (27), 10. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.95

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC