MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ CAO TUỔI


Các tác giả

  • Anh Ngô Tuấn Đại học Y Dược TP. HCM
  • Đức Nguyễn Minh Đại học Y Dược TP. HCM
  • Ngọc Cao Thanh Đại học Y Dược TP. HCM
  • Công Nguyễn Đức Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.98

Từ khóa:

Elderly women, metabolic syndomre, osteoporosis

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa (HCCH) và loãng xương (LX) ở phụ nữ cao tuổi đến khám tại phòng khám Lão khoa và phòng khám Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (BV ĐHYD).

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả thực hiện trên 178 bệnh nhân (BN) nữ giới cao tuổi (≥ 60 tuổi) đến khám tại phòng khám Lão khoa và phòng khám Nội cơ xương khớp BV ĐHYD từ 11/2020 đến 05/2021. Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn NCEP/ATP III năm 2005 (National Cholesterol Education Program/Adult Treatment Panel III) cho người Châu Á và chẩn đoán LX theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1994 dựa trên đo mật độ xương (MĐX) bằng phương pháp đo độ hấp thụ tia X năng lượng kép.

Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 178 BN trong đó có 82 BN LX và 96 BN không LX. Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ LX ở nhóm có HCCH cao hơn so với nhóm không có HCCH (52,9% so với 26,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,033). Phân tích hồi quy logistic đa biến hiệu chỉnh với những yếu tố khác cho thấy HCCH làm tăng nguy cơ LX lên gấp 2,8 lần (OR = 2,8; p = 0,029). Trong số các thành tố HCCH, vòng eo có mối liên quan nghịch với LX (OR = 0,95; p = 0,044). Ngoài ra, nồng độ HDL-C (high density lipoprotein cholesterol) cũng ghi nhận có mối liên quan nghịch với LX ở phụ nữ cao tuổi (OR = 0,95; p = 0,02).

Kết luận: HCCH làm tăng nguy cơ LX ở phụ nữ cao tuổi. Trong đó, vòng eo và HDL-C là hai thành tố HCCH được ghi nhận có mối liên quan với LX. Cụ thể, khi giảm vòng eo hoặc HDL-C sẽ làm tăng nguy cơ LX.

Tài liệu tham khảo

Hồ Thị Kim Thanh (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, tình trạng kháng insulin và hiệu quả can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa, Đại học y Hà Nội,

Hồ Thị Đoan Trinh (2018), “Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại khoa Điều trị đau- Vật lý trị liệu-Y học cổ truyền Bệnh Viện Trưng Vương”. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh,

Trần Thị Thanh Tú (2020), Khảo sát chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi loãng xương và thiếu xương, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,

Ackert-Bicknell C. L. (2012), “HDL cholesterol and bone mineral density: is there a genetic link?”. Bone, 50 (2), pp. 525-33.

Al-Maatouq M. A., El-Desouki M. I., Othman S. A., et al. (2004), “Prevalence of osteoporosis among postmenopausal females with diabetes mellitus”. Saudi Med J, 25 (10), pp. 1423- 7.

Cappuccio F. P., Kalaitzidis R., Duneclift S., Eastwood J. B. (2000), “Unravelling the links between calcium excretion, salt intake, hypertension, kidney stones and bone metabolism”. J Nephrol, 13 (3), pp. 169-77.

Chin K. Y., Ima-Nirwana S., Mohamed I. N., et al. (2014), “Insulin-like growth factor-1 is a mediator of age-related decline of bone health status in men”. Aging Male, 17 (2), pp. 102-6.

Chin K. Y., Chan C. Y., Subramaniam S., et al. (2020), “Positive association between metabolic syndrome and bone mineral density among Malaysians”. Int J Med Sci, 17 (16), pp. 2585-2593.

Garg M. K., Marwaha R. K., Tandon N., Bhadra K., Mahalle N. (2014), “Relationship of lipid parameters with bone mineral density in Indian population”. Indian J Endocrinol Metab, 18 (3), pp. 325-32.

Kanis J. A., Johnell O., Oden A., et al. (2000), “Long-term risk of osteoporotic fracture in Malmo”. Osteoporos Int, 11 (8), pp. 669-74.

Kanis John A (1994), “Assessment of fracture risk and its application to screening for postmenopausal osteoporosis: synopsis of a WHO report”. Osteoporosis international, 4 (6), pp. 368- 381.

Katayama Y., Akatsu T., Yamamoto M., Kugai N., Nagata N. (1996), “Role of nonenzymatic glycosylation of type I collagen in diabetic osteopenia”. J Bone Miner Res, 11 (7), pp. 931-7.

Lin H. H., Huang C. Y., Hwang L. C. (2018), “Association between metabolic syndrome and osteoporosis in Taiwanese middle-aged and elderly participants”. Arch Osteoporos, 13 (1), pp. 48.

Loke S. S., Chang H. W., Li W. C. (2018), “Association between metabolic syndrome and bone mineral density in a Taiwanese elderly population”. J Bone Miner Metab, 36 (2), pp. 200-208.

Muka T., Trajanoska K., Kiefte-de Jong J. C., et al. (2015), “The Association between Metabolic Syndrome, Bone Mineral Density, Hip Bone Geometry and Fracture Risk: The Rotterdam Study”. PLoS One, 10 (6), pp. e0129116.

Thomas G. N., Ho S. Y., Janus E. D., et al. (2005), “The US National Cholesterol Education Programme Adult Treatment Panel III (NCEP ATP III) prevalence of the metabolic syndrome in a Chinese population”. Diabetes Res Clin Pract, 67 (3), pp. 251-7.

Tải xuống

Số lượt xem: 99
Tải xuống: 49

Đã xuất bản

27-06-2023

Cách trích dẫn

Ngô Tuấn, A., Nguyễn Minh, Đức, Cao Thanh, N., & Nguyễn Đức, C. (2023). MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ CAO TUỔI. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (27), 12. https://doi.org/10.59354/ydth175.2021.98

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC