KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU Ở BỆNH NHÂN CÓ TĂNG NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH


Các tác giả

  • Tiến Đào Đức Bệnh viện Quân y 175
  • Hiều Trần Văn Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.364

Từ khóa:

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng nồng độ axit uric huyết thanh

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có tăng nồng độ axit uric huyết thanh.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu cắt ngang trên 234 bệnh nhân có tăng nồng độ axit uric huyết thanh từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2024 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu được chẩn đoán bằng máy FibroScan (chỉ số CAP > 233 dB/m) và đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân này.

Kết quả: Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở bệnh nhân có tăng nồng độ axit uric huyết thanh là 55,13% với chỉ số CAP trung bình là 281,05 ± 31,99 dB/m (từ 234 đến 356 dB/m). Tuổi trung bình 47,85 ± 12,95 năm với tỷ lệ nam: nữ là 4,38:1. Đa số bệnh nhân có thừa cân béo phì (82,17%). Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng (86,82%). Xét nghiệm cho thấy nồng độ axit uric trung vị đạt 482,0 µmol/L (bách phân vị 450,0– 530,45 µmol/L), tỷ lệ tăng LDL, Triglyceride, Cholesterol chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 63,57%; 64,34% và 71,32%. Ngoài ra, 62,79% bệnh nhân có tăng nồng độ enzyme gan GGT.

Kết luận: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu khá phổ biến ở bệnh nhân có tăng nồng độ axit uric huyết thanh (55,13%), chủ yếu ở nam giới, độ tuổi trung niên và ở những người thể trạng thừa cân béo phì kèm theo có rối loạn lipid máu kèm theo và hầu hết không có triệu chứng lâm sàng.

Tài liệu tham khảo

Riazi K., Azhari H., Charette J. H., et al. (2022). The prevalence and incidence of NAFLD worldwide: a systematic review and meta-analysis. Lancet Gastroenterol Hepatol, 7(9): 851-861.

Oral A., Sahin T., Turker F., et al. (2019). Relationship Between Serum Uric Acid Levels and Nonalcoholic Fatty Liver Disease in Non-Obese Patients. Medicina (Kaunas), 55(9).

Kasper P., Martin A., Lang S., et al. (2021). NAFLD and cardiovascular diseases: a clinical review. Clin Res Cardiol, 110(7): 921-937.

Rahimi-Sakak F., Maroofi M., Rahmani J., et al. (2019). Serum uric acid and risk of cardiovascular mortality: a systematic review and dose-response meta-analysis of cohort studies of over a million participants. BMC Cardiovasc Disord, 19(1): 218.

Karlas T., Petroff D., Garnov N., et al. (2014). Non-invasive assessment of hepatic steatosis in patients with NAFLD using controlled attenuation parameter and 1H-MR spectroscopy. PLoS One, 9(3): e91987.

Cai W., Song J.-m., Zhang B., et al. (2014). The Prevalence of Nonalcoholic Fatty Liver Disease and Relationship with Serum Uric Acid Level in Uyghur Population. The Scientific World Journal, 2014: 393628

Carulli L., Lonardo A., Lombardini S., et al. (2006). Gender, fatty liver and GGT. Hepatology, 44(1): 278-279. 8. Ahmed M. (2015). Non-alcoholic fatty liver disease in 2015. World J Hepatol, 7(11): 1450-1459.

Assy N., Kaita K., Mymin D., et al. (2000). Fatty infiltration of liver in hyperlipidemic patients. Dig Dis Sci, 45(10): 1929-1934.

Méndez-Sánchez N., Cerda-Reyes E., Higuera-de-la-Tijera F., et al. (2020). Dyslipidemia as a risk factor for liver fibrosis progression in a multicentric population with non-alcoholic steatohepatitis. F1000Res, 9: 56.

Witters P., Freson K., Verslype C., et al. (2008). Blood platelet number and function in chronic liver disease and cirrhosis. Aliment Pharmacol Ther, 27(11): 1017-1029.

Đỗ Minh Quân, Trần Thị Khánh Tường. (2024). Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ liên quan chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tạp chí Y học Việt Nam, 534(1)

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 4

Đã xuất bản

30-03-2025

Cách trích dẫn

Đào Đức , T., & Trần Văn , H. (2025). KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU Ở BỆNH NHÂN CÓ TĂNG NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (41), 9. https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.364

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC