ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐC NHIỆT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Nghĩa Nguyễn Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Ân Vũ Đình Bệnh viện Quân y 175
  • Kháng Diệp Hồng Bệnh viện Quân y 175
  • Hồng Đinh Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Thanh Phạm Trường Bệnh viện Quân y 175
  • Chung Nguyễn Cảnh Bệnh viện Quân y 175
  • Bạch Tạ Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Sang Nguyễn Tấn Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.371

Từ khóa:

Sốc nhiệt, rối loạn chức năng đa cơ quan, đông máu rác rác nội mạch, tiêu cơ vân

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục điều trị bệnh nhân (BN) sốc nhiệt tại Bệnh viện Quân y 175, đồng thời nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến kết cục điều trị.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt 12 ca bệnh sốc nhiệt được điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 04/2023 đến 08/2024.

Kết quả: Các bệnh nhân đều là nam quân nhân, tuổi trung bình 21,25 ± 1,87 và chỉ số BMI trung bình 25,53 ± 3,67. 83,3% nhập ngũ dưới 3 tháng, 91,7% mắc bệnh trong tháng 4-5. Tất cả bệnh nhân đều có tăng thân nhiệt, rối loạn ý thức và rối loạn chức năng đa cơ quan với điểm SOFA trung bình 11 ± 4 kèm theo rối loạn đông máu, trong đó 66,7% có đông máu rải rác nội mạch. 3/4 bệnh nhân có hủy cơ vân với nồng độ Creatine Kinase máu trung bình là 2000,14 ± 2134,43 U/l. 91,7% bệnh nhân cần thở máy, kiểm soát thân nhiệt mục tiêu và lọc máu liên tục. 66,7% bệnh nhân được thay huyết tương, 01 trường hợp điều trị bằng oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể. Có 4 bệnh nhân bị di chứng tổn thương não, hủy cơ không hồi phục, xác định qua MRI sọ não và các xét nghiệm điện não, điện cơ. Tỉ lệ tử vong là 25%.

Kết luận: Sốc nhiệt thường xảy ra vào mùa huấn luyện tân binh, đặc biệt trong giai đoạn đầu mùa hè. Bệnh khởi phát với triệu chứng tăng thân nhiệt, rối loạn ý thức, kèm theo rối loạn chức năng đa cơ quan và rối loạn đông máu. Tỉ lệ tử vong của sốc nhiệt còn cao, và di chứng thần kinh - cơ nặng nề.

Tài liệu tham khảo

Bouchama A, Knochel JP (2002). Heat stroke. N Engl J Med, 346(25),1978-88.

Epstein Y, Yanovich R (2019). Heatstroke. New England Journal of Medicine, 380(25),2449-59.

Garcia CK, Renteria LI, Leite-Santos G et al (2022). Exertional heat stroke: pathophysiology and risk factors. BMJ Med, 1(1),e000239.

Roberts WO, Armstrong LE, Sawka MN et al (2021). ACSM expert consensus statement on exertional heat illness: recognition, management, and return to activity. Current sports medicine reports, 20(9),470-84.

Hifumi T, Kondo Y, Shimizu K et al (2018). Heat stroke. J Intensive Care, 6,30.

Tham M, Cheng J, Fock K (1989). Heat stroke: a clinical review of 27 cases. Singapore medical journal, 30(2),137-40.

Shi L, Wang B, Wu Q et al (2024). Heatstroke: a multicenter study in Southwestern China. Front Public Health, 12,1349753.

Wang L, Fu X, He M et al (2023). Risk Factor Analysis and Nomogram for Predicting In-Hospital Mortality in ICU Patients with Heat Stroke: A National Multicenter Study. J Multidiscip Healthc, 16,3189-201.

Kruijt N, van den Bersselaar LR, Hopman MTE et al (2023). Exertional Heat Stroke and Rhabdomyolysis: A Medical Record Review and Patient Perspective on Management and Long-Term Symptoms. Sports Med Open, 9(1),33.

Belval LN, Casa DJ, Adams WM et al (2018). Consensus statement prehospital care of exertional heat stroke. Prehospital Emergency Care, 22(3),392-7.

Tucker L, Evans E (2023). Heatstroke on the Rise: A Guide to Implementing Tarp-Assisted Cooling With Oscillation (TACO) in the Emergency Department. Advanced Emergency Nursing Journal, 45(3),210-6.

Wu M, Wang C, Liu Z et al (2021). Sequential Organ Failure Assessment Score for Prediction of Mortality of Patients With Rhabdomyolysis Following Exertional Heatstroke: A Longitudinal Cohort Study in Southern China. Front Med (Lausanne), 8,724319.

Yang M, Li Z, Zhao Y et al (2017). Outcome and risk factors associated with extent of central nervous system injury due to exertional heat stroke. Medicine (Baltimore), 96(44),e8417.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

30-03-2025

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn , N., Vũ Đình , Ân, Diệp Hồng , K., Đinh Văn , H., Phạm Trường , T., Nguyễn Cảnh , C., Tạ Văn , B., & Nguyễn Tấn , S. (2025). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐC NHIỆT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (41), 16. https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.371

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC