PHÌNH TO CẦU NỐI ĐỘNG TĨNH MẠCH Ở NGƯỜI BỆNH ĐANG CHẠY THẬN NHÂN TẠO: PHẪU THUẬT TÁI TẠO MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ HỒI CỨU Y VĂN


Các tác giả

  • Phước Trần Hữu Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Đức Tiêu Chí Bệnh viện Nhân dân Gia Định
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.374

Từ khóa:

cầu nối động tĩnh mạch, chạy thận nhân tạo, phình, phẫu thuật tái tạo

Tóm tắt

Tổng quan: Phình to cầu nối động tĩnh mạch (CNĐTM) là một biến chứng nghiêm trọng thường gặp ở người bệnh chạy thận nhân tạo lâu dài. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng này có thể dẫn đến vỡ cầu nối, gây nguy hiểm đến tính mạng. Bài báo này trình bày một trường hợp lâm sàng về phẫu thuật tái tạo cầu nối động tĩnh mạch bị phình to, đồng thời hồi cứu y văn về các phương pháp xử lý phình to cầu nối động tĩnh mạch.

Trường hợp lâm sàng: Người bệnh nữ 42 tuổi với tiền sử bệnh thận mạn giai đoạn cuối, đang điều trị chạy thận nhân tạo qua cầu nối động tĩnh mạch ở cẳng tay phải trong 13 năm. Người bệnh đến khám với triệu chứng đau và phình to cầu nối tại các vị trí đâm kim. Qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh, chúng tôi xác định nguy cơ vỡ cầu nối cao và quyết định can thiệp phẫu thuật tái tạo cầu nối. Phẫu thuật được thực hiện thành công, và người bệnh hồi phục tốt sau 4 tuần.

Kết luận: Phẫu thuật tái tạo cầu nối động tĩnh mạch là một phương pháp hiệu quả để điều trị phình to cầu nối ở người bệnh chạy thận nhân tạo, giúp bảo tồn chức năng cầu nối và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo

Shahri J. J., Saberianpour S., Kazemzadeh G., (2022), Arteriovenous Fistula Aneurysm: Bench to Bedside, Indian Journal of Surgery, 85 (S1), 219-227.

Balaz P., Rokosny S., Bafrnec J., et al, (2020), Repair of Aneurysmal Arteriovenous Fistulae: A Systematic Review and Meta-analysis, Eur J Vasc Endovasc Surg, 59 (4), 614-623.

Ellingson K. D., Palekar R. S., Lucero C. A., et al, (2012), Vascular access hemorrhages contribute to deaths among hemodialysis patients, Kidney Int, 82 (6), 686-692.

Inston N., Mistry H., Gilbert J., et al, (2017), Aneurysms in vascular access: state of the art and future developments, J Vasc Access, 18 (6), 464-472.

Asif A., Leon C., Orozco-Vargas L. C., et al, (2007), Accuracy of physical examination in the detection of arteriovenous fistula stenosis, Clin J Am Soc Nephrol, 2 (6), 1191-1194.

Lok C. E., Huber T. S., Lee T., et al, (2020), KDOQI Clinical Practice Guideline for Vascular Access: 2019 Update, Am J Kidney Dis, 75 (4 Suppl 2), S1-S164.

Balaz P., Bjorck M., (2015), True aneurysm in autologous hemodialysis f istulae: definitions, classification and indications for treatment, J Vasc Access, 16 (6), 446-453.

Sidawy A. N., Spergel L. M., Besarab A., et al, (2008), The Society for Vascular Surgery: clinical practice guidelines for the surgical placement and maintenance of arteriovenous hemodialysis access, J Vasc Surg, 48 (5 Suppl), 2S-25S.

Rooijens P. P., Burgmans J. P., Yo T. I., et al, (2005), Autogenous radial-cephalic or prosthetic brachial-antecubital forearm loop AVF in patients with compromised vessels? A randomized, multicenter study of the patency of primary hemodialysis access, J Vasc Surg, 42 (3), 481-486; discussions 487.

Tải xuống

Số lượt xem: 2
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

30-03-2025

Cách trích dẫn

Trần Hữu , P., & Tiêu Chí , Đức. (2025). PHÌNH TO CẦU NỐI ĐỘNG TĨNH MẠCH Ở NGƯỜI BỆNH ĐANG CHẠY THẬN NHÂN TẠO: PHẪU THUẬT TÁI TẠO MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ HỒI CỨU Y VĂN. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (41), 7. https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.374

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC