CHẤN THƯƠNG LÓC DA PHỨC TẠP SAU TAI NẠN GIAO THÔNG: KẾT QUẢ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG CHĂM SÓC LẤY NGƯỜI BỆNH LÀM TRUNG TÂM


Các tác giả

  • Quyên Nguyễn Thị Kim Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Cơ sở 2
  • Linh Trần Thụy Khánh Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.375

Từ khóa:

vết thương lóc da, thực hành hợp tác liên ngành, chăm sóc người bệnh là trung tâm

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích kết quả điều trị, chăm sóc ca chấn thương lóc da phức tạp do tai nạn giao thông theo mô hình phối hợp liên ngành lấy người bệnh làm trung tâm.

Trình bày ca bệnh: Người bệnh (NB) nữ, 56 tuổi, có vết thương lóc da ở cánh tay phải sau tai nạn giao thông. Sau khi được điều trị tại Bệnh viện tỉnh Bình Phước khoảng 2 tuần, NB được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM cơ sở 2 với vết thương mất da gần toàn bộ phần cánh tay, cẳng tay kèm theo gãy xương và trật xương. Qua quá trình điều trị gồm cắt lọc, áp dụng liệu pháp áp lực âm (NWPT), ghép da, hỗ trợ lành thương và chăm sóc đa ngành.

Kết quả: Sau 6 tháng điều trị, vết thương lành hoàn toàn và NB phục hồi chức năng vận động. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên ngành, bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, vật lý trị liệu, dược lâm sàng và dinh dưỡng. Trong đó, đặc biệt là vai trò điều phối hiệu quả của điều dưỡng từ kiểm soát đau, chăm sóc vết thương đến hỗ trợ tâm lý, góp phần quyết định vào thành công của ca bệnh.

Kết luận: Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và đóng góp tích cực của NB dẫn đến thành công trong việc lành vết thương là minh chứng cho tầm quan trọng của việc chăm sóc lấy NB làm trung tâm.

Tài liệu tham khảo

Lâm Tiến Tùng (2023). Thực trạng cấp cứu chấn thương trước viện qua các trường hợp người bệnh nhập viện trung tâm cấp cứu do tai nạn giao thông tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Y học Việt Nam, 529(1B).

Velazquez C, Whitaker L, Pestana IA (2020). Degloving Soft Tissue Injuries of the Extremity: Characterization, Categorization, Outcomes, and Management. Plast Reconstr Surg Glob Open,8(11).

Lisa, Y., Hasibuan., Almahitta et al (2024). Case report: Remarkable efficacy of negative-pressure wound therapy in giant lower extremity elephantiasis neuromatosa for vascularization, skin grafting, and fluid control. International Journal of Surgery Case Reports,116.

Vikas, Indru, Moorjani et al (2024). The Use of Negative Pressure Wound Therapy (NPWT) as a Dressing for Split Thickness Skin Graft for Bilateral Chronic Venous Leg Ulcer. Journal of medical science and clinical research.

Sun-Hye, Shin., Young, Gue et al (2022). The use of epidermal growth factor in dermatological practice. International Wound Journal, 20, 2414-2423.

Lê Tuyet Hoa, Tran Nguyen Quynh Trâm, Vo Hoang Minh Hien (2009). The efficacy and safety of epidermal growth factor in treatment of diabetic foot ulcers: the preliminary results. International Wound Journal, 6(2):159-166.

Muholan, Kanapathy., Oliver et al (2017). Systematic review and meta analysis of the efficacy of epidermal grafting for wound healing. International Wound Journal, 4(6):921-928.

Tải xuống

Số lượt xem: 7
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

30-03-2025

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Kim , Q., & Trần Thụy Khánh , L. (2025). CHẤN THƯƠNG LÓC DA PHỨC TẠP SAU TAI NẠN GIAO THÔNG: KẾT QUẢ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG CHĂM SÓC LẤY NGƯỜI BỆNH LÀM TRUNG TÂM. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (41), 12. https://doi.org/10.59354/ydth175.2025.375

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC