ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175


Các tác giả

  • Liêm Lê Thanh Bệnh viện Quân y 175
  • Hà Bùi Mạnh Bệnh viện Quân y 175
  • Dụng Đỗ Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Minh Lê Bệnh viện Quân y 175
  • Hưng Nguyễn Doãn Thái Bệnh viện Quân y 175
  • Thành Trương Hữu Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.279

Từ khóa:

đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, can thiệp động mạch vành qua da

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và tổn thương động mạch vành của bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD). Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương động mạch vành với một số yếu tố nguy cơ tim mạch xơ vữa.

Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu là hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân được CTĐMVQD tại Khoa Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 01/2022 đến tháng 06/2022.

Kết quả: Bệnh nhân CTĐMVQD có tuổi trung bình là 64,3±10,6, và tỷ lệ nam giới là 76%. Bệnh nhân hội chứng vành cấp (HCVC) chiếm đa số với 60%. Gần 90% bệnh nhân có đau thắt ngực điển hình và khó thở với phân loại NYHA I và II. Các yếu tố nguy cơ tim mạch xơ vữa thường gặp nhất là tăng huyết áp (THA), giới tính nam, tuổi nguy cơ, rối loạn lipid máu, và thừa cân. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về BMI giữa nhóm HCVC và hội chứng vành mạn (HCVM) (p=0,0044). Có mối liên quan giữa đặc điểm thừa cân và tình trạng bệnh mạch vành (p=0,001). NT-proBNP và phân suất tống máu thất trái (LVEF) trung vị của bệnh nhân là 731.4 (Khoảng tứ vị, KTV: 220,8-1655,8) pg/ml, và 60,6 (KTV: 53,4-67,0) %. Tổn thương ở thân chung (LM) có tỷ lệ thấpnhất (3%). Động mạch liên thất trước (LAD) là vị trí thường gặp nhất. Điểm Gensini trung bình là 31,6 ± 24,87. 88% tổn thương động mạch vành là những tổn thương có ý nghĩa (TTYN). Tỷ lệ bệnh nhiều nhánh động mạch vành (BNN) là 54%. Có mối liên quan giữa giới tính và tình trạng mắc BNN (p=0,014).

Kết luận: Đa phần bệnh nhân tuổi trung niên trở lên, là nam giới, và mắc HCVC. Các triệu chứng chủ yếu là đau thắt ngực điển hình và khó thở NYHA I-II. Yếu tố nguy cơ tim mạch xơ vữa phổ biến gồm THA, giới tính nam, tuổi nguy cơ, rối loạn lipid máu và thừa cân. Hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm HCVC và HCVM về tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ, ngoại trừ đặc điểm thừa cân. NT-proBNP và LVEF trung vị của bệnh nhân được CTĐMVQD là 731,4 (KTV: 220,8-1655,8) pg/ml và 60.6 (KTV: 53,4-67,0) %. Tổn thương ở LM có tỷ lệ thấp nhất trong khi tổn thương LAD có tỷ lệ cao nhất. GS trung bình là 31,6 ± 24,87. Hầu hết tổn thương là tổn thương ý nghĩa. Hơn một nửa bệnh nhân mắc BNN. Tỷ lệ BNN ở nhóm nam giới cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở nhóm nữ giới. 

Tài liệu tham khảo

World Health Organization. Cardiovascular diseases (CVDs). (Updated 11 June 2021). https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cardiovascular-diseases(cvds)

Li XQ, Yin C, Li XL et al (2021). Comparison of the prognostic value of SYNTAX score and clinical SYNTAX score on outcomes of Chinese patients underwent percutaneous coronary intervention. BMC Cardiovascular Disorders, 21(1),334.

Head SJ, Milojevic M, Daemen J et al (2018) Mortality after coronary artery bypass grafting versus percutaneous coronary intervention with stenting for coronary artery disease: a pooled analysis of individual patient data. The Lancet Journal, 391(10124), 939-948.

Collison D, Copt S, Mizukami T et al (2023) Angina After Percutaneous Coronary Intervention: Patient and Procedural Predictors. Circulation Cardiovascular Interventions, 16(4):e012511.

Mehran R, Aymong ED, Nikolsky E et al (2004). A simple risk score for prediction of contrast-induced nephropathy after percutaneous coronary intervention: Development and initial validation. Interventional cardiology, 44(7), 1393-1399.

Brennan JM, Peterson ED, Messenger JC et al (2012). Linking the National Cardiovascular Data Registry CathPCI Registry With Medicare Claims Data. Circulation: Cardiovascular Quality and Outcomes, 5(1), 134-140.

Vu HTT, Pham HM, Nguyen HTT et al (2020). Novel insights into clinical characteristics and in-hospital outcomes of patients undergoing percutaneous coronary intervention in Vietnam. Int J Cardiol Heart Vasc, 31, 100626.

Phạm Huỳnh Minh Trí, Lý Thanh Đồng, Lê Phước Luyện và cộng sự (2019). Đánh giá kết quả bước đầu can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019.

Souliyeth Laddavong, Phonpaserth Suvannlath, Somboun Xayakham (2022). Đánh giá kết quả bước đầu chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. (2022).

Ibanez B, James S, Agewall S et al. (2018). 2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal, 39(2),119-177.

Juhani K, William W, Antti S et al. (2020). 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes. European Heart Journal, 41(3), 407-477.

Bộ Y Tế (2020). Quyết định số 5332/QĐ-BYT Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành.

Wang Y, Lv Q, Li Y, Chen S et al. Gensini score values for predicting periprocedural myocardial infarction: An observational study analysis. Medicine (Baltimore). 2022 Jul 22;101(29):e29491

Wang KY, Zheng YY, Wu TT et al. Predictive Value of Gensini Score in the Long-Term Outcomes of Patients With Coronary Artery Disease Who Underwent PCI. Front Cardiovasc Med. 2022 Jan 24;8:778615.

Tải xuống

Số lượt xem: 96
Tải xuống: 113

Đã xuất bản

30-09-2024

Cách trích dẫn

Lê Thanh, L., Bùi Mạnh , H., Đỗ Văn , D., Lê , M., Nguyễn Doãn Thái , H., & Trương Hữu , T. (2024). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VÀ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (39), 11. https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.279

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC