SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM VỚI GÂY TÊ THẤM VẾT MỔ TRONG PHẪU THUẬT CẮT THÙY PHỔI NỘI SOI


Các tác giả

  • Khánh Bùi Quốc Bệnh viện Quân y 175
  • Hoa Bùi Thị Bệnh viện Quân y 175
  • Giáp Đặng Văn Bệnh viện Quân y 175
  • Loan Lê Thị Kim Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Dũng Nguyễn Chí Bệnh viện Quân y 175
  • Năm Lê Văn Bệnh viện Quân y 175
DOI: https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.322

Từ khóa:

Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống

Tóm tắt

Giới thiệu: Kiểm soát đau là một những trong thành phần thiết yếu tạo nên sự hồi phục sớm sau mổ cho người bệnh với phương châm là giảm đau đa mô thức kết hợp gây tê vùng. Gây tê ngoài màng cứng và gây tê cạnh cột sống có tỷ lệ thất bại cao, đồng thời có nhiều biến chứng nguy hiểm như tụ máu tủy sống, tổn thương thần kinh...nên ngày nay chỉ định giảm đau sau phẫu thuật cần cân nhắc. Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống là kỹ thuật mới, dễ thực hiện, an toàn và đã được chứng minh đem lại hiệu quả giảm đau sau mổ trong nhiều loại phẫu thuật.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người bệnh phẫu thuật cắt thùy phổi nội soi chương trình. Thiết kế nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có đối chứng.

Kết quả: 59 người bệnh được phân tích ghi nhận kết quả nhu cầu sử dụng morphine sau phẫu thuật ở nhóm gây tê mặt phẳng cơ dựng sống 20% giảm so với tê thấm vết mổ 44,8% (p =0,04), lượng morphine tích lũy 24 giờ ở nhóm gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thấp hơn và có ý nghĩa thống kê với p = 0,04. Đồng thời ghi nhận điểm đau VAS khi nghỉ ở nhóm gây tê mặt phẳng cơ dựng sống tại các thời điểm sau phẫu thuật 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết luận: Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống giúp giảm đau hiệu quả sau phẫu thuật so với tê thấm vết mổ.

Tài liệu tham khảo

Pignot, G., et al (2022). Essential elements of anaesthesia practice in ERAS programs. World Journal of Urology. 40(6): p. 1299-1309.

Hermanides, J., et al (2012). Failed epidural: causes and management. Br J Anaesth. 109(2): p. 144-54.

Forero, M., et al (2016). The Erector Spinae Plane Block: A Novel Analgesic Technique in Thoracic Neuropathic Pain. Reg Anesth Pain Med. 41(5): p. 621-7.

Huang, J. and J.C. Liu (2020). Ultrasound-guided erector spinae plane block for postoperative analgesia: a meta-analysis of randomized controlled trials. BMC Anesthesiol. 20(1): p. 83.

Sertcakacilar, G., et al (2022). Efficacy of ultrasound-guided erector spinae plane block versus paravertebral block for postoperative analgesia in single-port video assisted thoracoscopic surgery: a retrospective study. 11(6): p. 1981-1989.

Yao, Y., et al (2020). Impact of ultrasound-guided erector spinae plane block on postoperative quality of recovery in video-assisted thoracic surgery: A prospective, randomized, controlled trial. J Clin Anesth. 63: p. 109783.

Ekinci, M., et al (2020). A Randomized Trial to Compare Serratus Anterior Plane Block and Erector Spinae Plane Block for Pain Management Following Thoracoscopic Surgery. Pain Med. 21(6): p. 1248-1254.

Pişkin, Ö., et al (2022). Effects of continuous erector spinae plane block on postoperative pain in video-assisted thoracoscopic surgery: a randomized controlled study. Gen Thorac Cardiovasc Surg. 70(1): p. 64-71.

Apfel, C.C., et al (2004). A factorial trial of six interventions for the prevention of postoperative nausea and vomiting. N Engl J Med. 350(24): p. 2441-51.

Tải xuống

Số lượt xem: 50
Tải xuống: 19

Đã xuất bản

20-02-2025

Cách trích dẫn

Bùi Quốc , K., Bùi Thị , H., Đặng Văn , G., Lê Thị Kim , L., Nguyễn Chí , D., & Lê Văn , N. (2025). SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM VỚI GÂY TÊ THẤM VẾT MỔ TRONG PHẪU THUẬT CẮT THÙY PHỔI NỘI SOI. Tạp Chí Y Dược Thực hành 175, (40), 13. https://doi.org/10.59354/ydth175.2024.322

Số

Chuyên mục

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC